• 093 186 3366 | 096 361 4566
  • Hỗ trợ
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
  • Đăng nhập

Nha Khoa Thúy Đức

Xây nụ cười bằng cả trái tim

  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
    • 19 năm xây dựng và phát triển
    • Công nghệ tiên phong
    • Hành trình trải nghiệm không gian
    • Thúy đức Kids – Không gian nha khoa dành riêng cho bé
    • Chương trình thiện nguyện
    • Workshop Better
    • Tin tức – Sự kiện
    • Videos
  • Dịch vụ
    • Invisalign First – Niềng răng cho trẻ em
    • Niềng răng Invisalign
    • Gói niềng Invisalign tiết kiệm Essentials
    • Nong Hàm Invisalign IPE
    • Niềng răng mắc cài
    • Răng trẻ em – Thúy Đức Kids
    • Cấy ghép Implant
    • Bọc răng sứ
    • Nhổ răng khôn
    • Điều trị nha chu
    • Hàm tháo lắp
    • Tẩy Trắng Răng
  • Đội ngũ bác sĩ
  • Khách hàng
  • Chuyên gia tư vấn
  • Cửa hàng
  • Kiến thức
    • Niềng răng
    • Trồng răng
    • Chăm sóc răng trẻ em
    • Bọc răng sứ
    • Nhổ răng
    • Tẩy trắng răng
  • Đặt lịch hẹn
Trang chủ » Kiến thức nha khoa

Có nên nhổ răng bị chết tủy không?

Răng chết tủy là những chiếc răng đã bị viêm tủy và không thể phục hồi lại được. Khi điều trị răng chết tủy bác sĩ thường hướng tới phương pháp bảo tồn răng. Tuy nhiên vẫn có không ít trường hợp phải nhổ răng chết tủy. Vậy có thực sự cần nhổ răng chết tủy không? Phương pháp điều trị nào là phù hợp nhất? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Có nên nhổ răng bị chết tủy không? 1

Mục lục

  • Răng chết tủy là gì?
  • Dấu hiệu nhận biết tình trạng răng bị chết tủy
    • Giai đoạn viêm tủy hồi phục
    • Giai đoạn viêm tủy không phục hồi
    • Giai đoạn hoại tử tủy hay răng chết tủy
  • Răng chết tủy có nguy hiểm không?
  • Răng bị chết tủy có thể tồn tại trong thời gian bao lâu?
  • Có nên nhổ răng bị chết tủy?
    • Nên trồng răng implant hay làm cầu răng sứ sau khi nhổ răng?
  • Điều trị tủy tại nha khoa Thúy Đức
    • Được điều trị trực tiếp bởi bác sĩ Nguyễn Thanh Tuấn
    • Thúy Đức cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiếc nhất
    • Dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm, chuyên nghiệp

Răng chết tủy là gì?

Tủy răng là phần nằm sâu trong răng, được men răng và ngà răng bảo vệ. Về bản chất, tủy răng chứa các liên kết dây thần kinh và mạch máu nằm giữa các răng, đóng vai trò là nguồn sống nuôi dưỡng răng và nhận diện cảm xúc. Chính vì thế khi tủy răng bị tổn thương sẽ xảy ra tình trạng nhiễm trùng răng, viêm tủy và nặng nhất có thể dẫn tới chết tủy.

Nguyên nhân xảy ra tình trạng răng bị chết tủy là do người bệnh bị viêm tủy lâu ngày nhưng không đi điều trị. Viêm tủy do vi khuẩn phát triển mạnh mẽ tấn công răng làm cho răng bị đau đớn khó chịu khi ăn nhai hoặc khi có cử động trong miệng.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng răng bị chết tủy

Khi bạn cảm nhận được nướu bị sưng tấy, những cơn đau nhức thường xuyên xuất hiện và hành hạ về đêm, đó chính là dấu hiệu cho thấy răng bị viêm và tủy răng bị chết. Răng bị chết tủy sẽ rất dễ gãy vỡ, tùy theo độ tổn thương và răng sẽ trải qua 3 giai đoạn dưới đây:

Giai đoạn viêm tủy hồi phục

Giai đoạn này hoàn toàn có thể hồi phục. Lúc này răng bị tổn thương nhẹ và xuất hiện các cơn đau nhức kèm theo hơi ê buốt. Tình trạng đau buốt nghiêm trọng nhất là về đêm. Ngoài ra khi ăn hoặc uống các loại đồ ăn nóng lạnh thì cơn đau nhức sẽ kéo dài dai dẳng hơn.

Giai đoạn viêm tủy không phục hồi

Ở giai đoạn viêm tủy không phục hồi, bạn sẽ thấy xuất hiện những cơn đau bất chợt, có thể kéo dài tới hàng tiếng đồng hồ và xuất hiện với mức độ khá thường xuyên. Nướu răng bị tổn thương sẽ dần tích mủ, làm cho mô thịt bị đẩy lên và gây đau buốt dữ dội.

Giai đoạn viêm tủy không phục hồi 1

Giai đoạn hoại tử tủy hay răng chết tủy

Đây là giai đoạn với mức độ viêm nhiễm khá nghiêm trọng, tủy răng đã chết. Lúc này bạn sẽ không còn cảm thấy đau nhức, tuy nhiên chiếc răng đã lung lay, dễ gãy và thậm chí bị rơi ra khỏi hàm.

Răng chết tủy có nguy hiểm không?

Răng bị chết tủy nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng viêm quanh chóp chân răng, áp xe quanh chóp răng. Ngoài ra có thể phát sinh thêm các biến chứng khác như viêm quanh cuống răng, rụng răng, viêm hạch, viêm xương,… rất nguy hiểm với sức khỏe.

Chính vì thế để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm do răng bị chết tủy gây ra, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bên trên bạn cần tới các địa chỉ nha khoa uy tín để được thăm khám và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Đọc thêm:Răng sâu vào tủy có nguy hiểm không, điều trị thế nào?

Răng bị chết tủy có thể tồn tại trong thời gian bao lâu?

Như đã nói ở trên, tủy là phần nhân của răng, nó nằm sâu trong cùng bên dưới lớp ngà và men răng. Điều này có nghĩa khi răng bị chết tủy tức là toàn bộ cấu trúc răng đều đã bị tổn thương. Răng lúc này chỉ có thể tồn tại thêm tầm 1 năm hoặc ít hơn, sau đó sẽ bị sừng hóa mô răng.

Tủy là nguồn sống của răng. Tủy chết, răng không có chất dinh dưỡng nuôi sống sẽ không còn cảm giác với thức ăn. Bạn cũng sẽ mất đi cảm giác khi ăn nhai hoặc cảm nhận nhiệt độ của đồ ăn uống. Ngoài ra răng cũng không có bất cứ phản ứng nào với các kích thích từ bên ngoài.

Khi xảy ra quá trình sừng hóa mô răng, răng sẽ trở nên giòn và dễ mẻ khi gặp phải các tác động mạnh. Quá trình này diễn ra rất nhanh chóng vì vậy nếu không có giải pháp khắc phục kịp thời, bạn sẽ rất dễ bị mất răng vĩnh viễn.

Hỏi đáp: Nhổ răng đã lấy tủy có đau không? 

Có nên nhổ răng bị chết tủy?

Theo các chuyên gia nha khoa cho biết, chỉ nên nhổ răng đã chết tủy khi không thể bảo tồn được chức năng ăn nhai của răng thật. Chính vì vậy, nếu răng chết tủy vẫn còn khả năng cứu vãn thì bác sĩ sẽ cố gắng tìm cách khắc phục. Ngược lại, răng chết tủy không còn tác dụng thì bác sĩ sẽ cho chỉ định nhổ để bảo tồn các răng bên cạnh.

Có nên nhổ răng bị chết tủy? 1

Sau khi nhổ răng, để ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm làm gương mặt bị biến dạng đồng thời đảm bảo chức năng ăn nhai, bạn có thể áp dụng phương pháp trồng răng implant hoặc làm cầu răng sứ.

Nên trồng răng implant hay làm cầu răng sứ sau khi nhổ răng?

Để lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất với mình, bạn cần tới nha khoa uy tín để được bác sĩ trực tiếp thăm khám và đưa ra giải pháp tốt nhất.

  • Cầu răng sứ là phương pháp mài đi 2 răng thật bên cạnh răng đã nhổ để làm trụ cầu. Nó thường được áp dụng với các trường hợp bị mất một hoặc một vài răng.
  • Trồng răng implant là phương pháp sử dụng trụ implant để cấy vào vị trí răng đã mất. Răng implant có độ bền chắc cao và đảm bảo chức năng ăn nhai như răng thật. Nó có thể áp dụng với mọi trường hợp mất răng, từ một răng, hai răng, mất vài răng hoặc mất toàn hàm.

Khi cân nhắc giữa 2 phương pháp này bạn cần xem xét tới khả năng bảo tồn răng thật của chúng. Cụ thể như sau:

  • Với phương pháp implant: trụ titanium cực kỳ bền chắc, đóng vai trò như một chiếc chân răng thật và đặt trực tiếp vào xương hàm tại vị trí mất răng. Quy trình cấy ghép răng hoàn toàn không ảnh hưởng tới các răng bên cạnh. Đây được đánh giá là phương pháp phục hình và bảo tồn răng tốt nhất hiện nay.
  • Với cầu răng sứ, bạn sẽ bị mài đi 2 chiếc răng thật đang khỏe mạnh bên cạnh răng đã nhổ. Việc tác động này có thể gây ra những tổn thương về nướu, tủy răng và đặc biệt gây đau đớn nếu thực hiện bởi nha khoa kém chất lượng.

Về độ bền:

  • Cầu răng sứ có thể tồn tại được từ 5 – 7 năm, nếu chăm sóc tốt thì độ bền có thể lên tới hơn 10 năm.
  • Trồng răng implant có tuổi thọ từ 20 năm trở lên, hoặc có thể tồn tại trọn đời nếu được chăm sóc tốt và sử dụng trụ chất lượng.

Nên trồng răng implant hay làm cầu răng sứ sau khi nhổ răng? 1

Về chi phí điều trị:

  • Chi phí ban đầu của cầu răng sứ thấp hơn so với trồng răng implant. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng, các răng bên cạnh bị hư hại thì chi phí sửa chữa, làm lại sẽ tốn kém hơn rất nhiều. Chính vì vậy trồng răng implant vẫn được ưu tiên sử dụng hơn sau khi nhổ răng.

Xem chi tiết: Chi phí trồng răng tại nha khoa Thúy Đức

Điều trị tủy tại nha khoa Thúy Đức

Điều trị tủy là công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên trì rất cao của các bác sĩ. Công việc này cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm thực tế lâu năm, máy móc công nghệ hiện đại giúp hỗ trợ bác sĩ tốt nhất.

Nha khoa Thúy Đức là phòng khám được thành lập từ năm 2006, đã có 19 năm hoạt động và được hàng ngàn người tin tưởng tới điều trị.

Tại sao nên điều trị tủy tại Nha khoa Thúy Đức?

Được điều trị trực tiếp bởi bác sĩ Nguyễn Thanh Tuấn

BS Nguyễn Thanh Tuấn tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, 8 năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý răng miệng: Cấy ghép implant, bọc răng sứ, nhổ răng khôn, điều trị tuỷ,…

Được điều trị trực tiếp bởi bác sĩ Nguyễn Thanh Tuấn 1

Mỗi năm, bác sĩ Tuấn thực hiện trung bình:

  • 200 ca cấy ghép implant mỗi năm
  • 300 ca bọc răng sứ
  • 7000 ca răng khôn từ khó đến phức tạp
  • Và hàng ngàn ca điều trị tuỷ, nha chu,..

Thúy Đức cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiếc nhất

  • Là nha khoa đầu tiên sở hữu máy quét dấu răng iTero 5D cho kết quả niềng răng trong 60s, kịp thời phát hiện bệnh lý răng miệng mà chụp X-quang có thể không thấy được.
  • Máy điều trị tủy Endomatic
  • Máy chụp X – quang Vatech Pax-i, máy CT Cone Beam, máy nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm Piezotome
  • Công nghệ niềng răng mắc cài thông minh Damon hiện đại
  • Phòng khám vô trùng theo tiêu chuẩn của bộ Y tế

Dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm, chuyên nghiệp

  • Đón tiếp chu đáo, nhiệt tình
  • Giải đáp thắc mắc, hướng dẫn cách tự chăm sóc răng miệng chu đáo
  • Nhắn tin nhắc nhở lịch hẹn tái khám của khách

Răng bị chết tủy có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng của bạn. Nếu để lâu không điều trị, nó có thể lây lan sang các răng bên cạnh, nghiêm trọng hơn làm mất răng toàn hàm, ảnh hưởng tới sức khỏe toàn diện. Chính vì vậy ngay khi phát hiện thấy những dấu hiệu đầu tiên của răng chết tủy, bạn cần tới các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp. Để ngăn chặn tuyệt đối không xảy ra tình trạng răng chết tủy, hãy kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần.

Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn nắm được những kiến thức về răng bị chết tủy, có nên nhổ hay không? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này nhé!

Tác giả: Ngọc Dương - 01/03/2025

Chia sẻ0
Chia sẻ

Xem đầy đủ thông tin tại chuyên mục: Viêm tủy răng

Để lại số điện thoại để nhận tư vấn từ chuyên gia
 
 
 
 
 
 
 
 

Bình luận của bạn Hủy

✕

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết liên quan

Răng sâu nặng có bọc sứ được không? – Chuyên gia giải đáp

Răng sâu nhẹ nên làm gì?– 3 giải pháp tốt nhất bạn cần biết

Nhổ răng số 5 hàm trên có nguy hiểm không?

Giải đáp chi tiết: Răng đã lấy tủy có niềng được không?

Răng chết tủy là gì? Điều trị răng chết tủy như thế nào?

Răng sâu vào tủy có nguy hiểm không, điều trị thế nào?

Dịch vụ nổi bật
  • Niềng răng mắc cài
  • Niềng răng Invisalign
  • Cấy ghép Implant
  • Bọc răng sứ
  • Nhổ răng khôn
  • Hàm tháo lắp
  • Điều trị nha chu
  • Điều trị tủy răng

Bài viết nổi bật

Có nên lấy tủy răng chữa sâu răng cho trẻ em không?

Có nên lấy tủy răng chữa sâu răng cho trẻ em không?

Nong hàm Invisalign IPE là gì ? Nong hàm IPE có hiệu quả không?

Nong hàm Invisalign IPE là gì ? Nong hàm IPE có hiệu quả không?

Các phương pháp niềng răng trẻ em mới nhất hiện nay

Các phương pháp niềng răng trẻ em mới nhất hiện nay

Niềng răng cho trẻ em có đau không? Có ảnh hưởng gì không

Niềng răng cho trẻ em có đau không? Có ảnh hưởng gì không

Hãy trở thành phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình

Nhận tư vấn

Đăng ký dịch vụ tư vấn miễn phí

Vui lòng để lại thông tin của bạn tại đây, để chúng tôi có thể giúp bạn

Nha khoa Thúy Đức cam kết luôn tận tâm và nỗ lực tối ưu hóa quá trình chỉnh nha để mang đến khách hàng sự an tâm tuyệt khi trải nghiệm dịch vụ chỉnh nha thẩm mỹ và hoàn thiện nụ cười.

  • CS1: Số 64 Phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • CS2: tầng 3, 4 toà GP Building 257 Giải Phóng,  Đống Đa, Hà Nội
  • 093 186 3366– 096 3614 566
  • 08:30 – 18:30 các ngày trong tuần
  • Từ thứ 2 – Chủ nhật
Dịch vụ
  • Niềng răng Invisalign
  • Niềng răng mắc cài
  • Nhổ răng
  • Bọc răng sứ
  • Điều trị nha chu
  • Hàm tháo lắp
  • Tẩy trắng răng
Nha khoa Thúy Đức
  • Về chúng tôi
  • Đội ngũ bác sĩ
  • Cơ sở vật chất
  • Khách hàng
  • Kiến thức nha khoa
  • Tin tức
Mạng xã hội


Website thuộc quyền của nha khoa Thúy Đức.

  • Chính sách và điều khoản
  • Chính sách bảo mật thông tin cá nhân
  • Đặt lịch
  • Messenger
  • Zalo
↑